Hướng dẫn tháo lắp đồ điện đúng cách, an toàn khi chuyển nhà

Hướng dẫn tháo lắp đồ điện đúng cách, an toàn khi chuyển nhà – Làm thế nào để tháo lắp thiết bị điện an toàn và nhanh chóng là một trong những nỗi lo của rất nhiều người khi có nhu cầu chuyển nhà. Xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng nâng cao, các thiết bị điện dần trở thành người bạn thân thiết của mọi gia đình. Chính vì lẽ đó, mỗi khi có nhu cầu chuyển nhà bạn cần tìm hiểu cách thức tháo lắp thiết bị điện chính xác để đảm bảo an toàn, tránh hư hỏng.

Hướng dẫn tháo lắp đồ điện đúng cách, an toàn khi chuyển nhà

Trên thực tế, việc tháo lắp các thiết bị điện tử không hề đơn giản khi bạn không có kinh nghiệm. Vì mỗi loại thiết bị sẽ có những đặc điểm cấu tạo riêng biệt nên cách thức tháo lắp thiết bị cũng sẽ khác nhau.

Ngoài ra, các thiết bị này thường cồng kềnh, nặng nề như tủ lạnh, máy giặt, điều hòa hay ti vi, giàn karaoke nên nếu không cẩn thận thì có thể gây ra chấn thương cho người vận chuyển và làm hư hại tài sản. Do đó, tháo lắp thiết bị điện là công việc đòi hỏi người thực hiện phải có tay nghề cao, không làm hư hại, mất giá trị của các trang thiết bị.

Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để tháo dỡ hệ thống thiết bị điện lạnh

Kìm nhọn, cờ lê, tua vít, Cuộn băng keo , mút xốp, thùng carton,… là những dụng cụ cần thiết trước khi thực hiện tháo dỡ thiết bị điện lạnh nhà bạn.

Cần lưu ý khoá van gas để tránh thoát ra ngoài gây cháy nổ. Dùng dụng cụ lục giác để khoá van đúng cách, theo trình tự để an toàn, thứ tự khoá van gas từ ống nhỏ trước mới tới ổng nhỏ sau.

Sau đó, bạn cần kiểm tra xem gas có thoát ra ngoài không mới thực hiện các bước tháo dỡ tiếp theo. Trong quá trình thực hiện, chúng ta không nên chủ quan, hoặc có thể hỏi qua những thợ sửa chữa, lắp đặt điện lạnh có kinh nghiệm.

Cách tháo các thiết bị điện trong nhà phổ biến

Hướng dẫn tháo lắp đồ điện đúng cách, an toàn khi chuyển nhà

Các bước tháo lắp điều hòa

Điều hòa thường được lắp đặt trên cao nên khi tháo lắp cần phải cẩn trọng hơn.

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng trước khi tháo lắp

Các dụng cụ cần chuẩn bị gồm: các loại kìm, tua vít, cờ lê, mỏ lết, cưa, dũa, đèn pin (nếu phòng thiếu sáng),…

Bước 2: Quan sát kiểm tra thiết bị

Người tháo cần kiểm tra xem thiết bị đã được ngắt nguồn hay chưa, đường ống dẫn nước được nối ra sao? Chú ý quan sát cách đường ống được lắp đặt để tự đưa ra phương án tháo dỡ nhanh nhất.

Bước 3: Tiến hành tháo cục lạnh

Cục lạnh là thiết bị được gắn cuối cùng giữa điều hòa và tường nên cần phải tháo cục lạnh đầu tiên. Không được tháo bộ quạt và ống dẫn trước vì sẽ làm điều hòa dễ bị rơi xuống sàn nhà và vỡ.

Bước 4: Tháo cục nóng và khóa gas

  • Khởi động cục nóng chạy trong khoảng 30 phút.
  • Dùng tua vít tháo tấm ốp nhựa bên ngoài và tấm chống nước của cục nóng để thấy được dây dẫn gas bên trong.
  • Dùng tua vít mở nắp bảo vệ khóa gas, rồi dùng van lục giác khóa gas lại ở vị trí ống nhỏ trước, ống lớn sau.
  • Sau khi khóa gas xong, dùng kìm bé đứt ống đồng gần cục nóng. Khi cắt ống đồng cần dùng giấy có độ xốp cuộn lại để tránh bị gãy.
  • Cắt dây điện và tháo hẳn cục nóng khỏi giá đỡ. 

Các bước tháo bình nóng lạnh

Bình nóng lạnh là vật dụng quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tháo bình đúng cách. Nếu không phải là người có chuyên môn về đồ điện, bạn có thể thực hiện tháo bình nóng lạnh theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tình hình sử dụng của bình nóng lạnh

Kiểm tra xem nguồn điện đã ngắt triệt để chưa, máy nóng lạnh có bị hỏng hóc hoặc đường dây có bị đứt ở đâu không.

Bước 2: Tháo dỡ bình nóng lạnh

  • Mở gioăng mặt bình nóng lạnh để xả sạch nước bên trong.
  • Tháo ruột bình nóng lạnh ra để gỡ bình nóng lạnh xuống. Cần cẩn thận khi tháo dỡ để tránh rơi vỡ bình.

Bước 3: Vệ sinh bình nóng lạnh

Để tiết kiệm thời gian lắp đặt bình tại nhà mới, bạn nên tranh thủ vệ sinh sạch sẽ bình trước khi đóng gói chuyển đi. Các bước vệ sinh được thực hiện như sau:

  1. Kiểm tra các cặn khoáng bám vào ruột bình.
  2. Sử dụng dung dịch làm sạch chuyên dụng hoặc nước sạch để súc bình kĩ càng cho đến khi nước trong suốt.
  3. Kiểm tra thanh tẩy cặn xem có bị hao mòn không. Nếu hao mòn, bạn hãy thay thanh mới để tránh rò điện.

Các bước tháo lắp máy giặt

Máy giặt cũng là một món đồ điện được các gia đình thường xuyên sử dụng. Vì thế trước khi chuyển đi, cần phải tháo lắp đúng cách kết hợp vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo tuổi thọ cho máy. Các bước để tháo và vệ sinh máy giặt gồm:

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện và chuẩn bị dụng cụ

  • Trước khi tiến hành tháo máy giặt, chúng ta nên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo đã ngắt tất cả nguồn nối.
  • Chuẩn bị các dụng cụ tháo lắp như: cờ lê, mỏ lết, tua vít, kìm,…
  • Chú ý sau khi rút dây nguồn, buộc gọn các sợi dây nối vào với nhau thật gọn gàng.

Bước 2: Xả nước máy giặt

Dù có sử dụng máy giặt thường xuyên hay không, gia chủ cũng cần phải xả sạch nước trong lồng giặt và ống máy giặt. Việc này đảm bảo cho máy giặt không bị rò nước trong quá trình vận chuyển, đồng thời đảm bảo lồng giặt và ống dẫn được làm sạch triệt để.

  • Đối với máy giặt cửa trên: Sử dụng chế độ xả và vắt của máy để làm sạch lồng giặt, đồng thời xả sạch nước trong ống.
  • Đối với máy giặt cửa trước: Hạ đường ống thải của máy xuống thấp rồi xả hết nước trong lồng giặt

Bước 3: Tháo máy giặt

Sau khi đảm bảo xả sạch nước trong lồng giặt và ống dẫn, bạn có thể tiến hành tháo máy giặt: 

  • Đầu tiên, khóa van cấp nước nóng lạnh rồi tháo ống cấp nước cả 2 nguồn nóng và lạnh. Nếu kiểm tra thấy còn nước đọng trong ống thì cần xả sạch.
  • Bỏ dây cấp nước vào lồng giặt, gỡ ống thoát nước, tháo đầu nối ở vị trí thoát nước.
  • Có thể dán dây cắm điện cố định vào máy giặt để thuận tiện cho quá trình di chuyển.
  • Định vị lồng máy giặt, tháo các ốp cao su, dùng ốc của máy giặt vặn vào từng lồng để giữ cố định. 

Sau khi tháo xong, bạn cần dùng bọc chuyên dụng để bọc máy giặt tránh trầy xước trước khi đóng gói vào thùng carton.

Cách đóng gói các thiết bị đồ điện an toàn

Việc đóng gói sản phẩm sẽ quyết định độ nguyên vẹn và chất lượng của các thiết bị khi chuyển sang nhà mới. Vì thế, khi đóng gói thiết bị điện, gia chủ cần lưu ý đặt vấn đề cho sự an toàn của thiết bị lên hàng đầu. Kiến Vàng sẽ gợi ý các phương pháp đóng gói thuận tiện và hữu hiệu nhất cho các bạn:

  • Nếu các thiết bị điện vẫn còn thùng carton từ nhà cung cấp, bạn có thể tái sử dụng các thùng này để làm thùng đóng gói. Vì các thùng carton từ hãng được thiết kế chuyên dụng để vận chuyển thiết bị điện, có khả năng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thiết bị. Sau khi đóng gói thiết bị vào thùng carton, bạn có thể quấn thêm một lớp nilon chống thấm bên ngoài để đảm bảo an toàn tối đa cho các thiết bị.
  • Nếu bạn không còn giữ thùng carton của hãng thì có thể sử dụng các thùng carton có kích cỡ tương đương với đồ điện. Đừng quên những trợ thủ đắc lực như: bọc chống sốc, xốp chống va đập, túi khí chống sốc, túi cách nhiệt,… bởi chúng sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho các thiết bị điện.
  • Đừng quên sử dụng màng PE chống thấm để quấn các thiết bị điện trước khi đóng gói vào thùng carton, giúp thiết bị tránh nước, tránh bụi, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho các thiết bị.

Lưu ý khi lắp đặt các thiết bị điện ở nhà mới

Thông thường khi lắp đặt các thiết bị điện ở nhà mới gia chủ chỉ cần làm ngược lại với quy trình tháo dỡ. Để lắp đặt các thiết bị an toàn, gia chủ cần lưu ý những điểm sau:

Lắp đặt điều hòa

  • Tránh lắp dàn lạnh ở nơi có nhiệt độ chênh lệch cao chẳng hạn cửa ra vào, cửa sổ,…vì sẽ khiến máy lạnh có hiện tượng đổ mồ hôi và nhỏ nước.
  • Tránh lắp dàn lạnh ở vị trí gió nóng bị che khuất không thoát được ra ngoài vì sẽ ảnh hưởng đến công suất hoạt động và hao tổn điện năng.
  • Nên lắp điều hòa cho luồng gió dọc theo căn phòng để luồng khí lạnh được đồng đều.
  • Nên lắp dàn nóng ở góc tường thay vì giữa tường để tránh tiếng ồn.
  • Lắp dàn lạnh cần cao hơn dàn nóng để dầu dễ dàng thu hồi về lốc máy, giảm thiểu khả năng phải bảo trì thường xuyên.

Lắp đặt máy giặt

  • Tránh lắp máy giặt trong phòng tắm hoặc nơi có độ ẩm cao vì môi trường độ ẩm cao không phù hợp cho máy móc hoạt động.
  • Không nên đặt máy giặt trong nhà bếp vì dầu mỡ và khỏi bếp làm vỏ máy nhanh gỉ sét.
  • Cần đặt máy giặt trên bề mặt bằng phẳng để máy hoạt động tốt nhất.
  • Kê máy giặt cách tường từ 10 – 15cm.

Lắp đặt bình nóng lạnh

  • Lắp máy nóng lạnh ở độ cao tối thiểu 2m, mảng tường lắp đặt cần trống và có sẵn đường ống dẫn nước, ổ cắm điện.
  • Cần lắp máy tránh xa vòi sen và các thiết bị có nước để đảm bảo an toàn và thẩm mỹ.
  • Dây chống giật của bình nóng lạnh cần phải nối trực tiếp xuống nền để có tác dụng phân giải điện tốt nhất.

Vừa rồi là những chia sẻ của Taxi tải Thành Hưng về hướng dẫn cách tháo lắp các thiết bị điện trong gia đình khi chuyển nhà. Nếu  bạn cần tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ ngay cho Chúng tôi. 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *